Đăng ký tư vấn Chuyển Đổi Số

4 Hiểu lầm khó tránh & giải mã 5 công thức thành công trong Chuyển Đổi Số

Thứ bảy - 28/08/2021 04:48
4 Hiểu lầm khó tránh & giải mã 5 công thức thành công trong "Chuyển Đổi Số" Đứng trên vai trò một nhà quản lý doanh nghiệp, đã bao giờ bạn tự hỏi: Điều gì khiến một vài doanh nghiệp số hóa thành công và trở nên thịnh vượng trong khi rất nhiều doanh nghiệp khác “hụt hơi” trong cuộc đua chuyển đổi số?
5 bước thực hiện quy trình chuyển đổi số
5 bước thực hiện quy trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ (digitalize) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

Tuy vậy, những hiểu lầm căn bản trong chuyển đổi số có thể làm sụp đổ hoàn toàn những cố gắng của doanh nghiệp.

 

I/ Sau đây là 4 sai lầm phổ biến nhất:

 
1. LÀM NHANH, LÀM NHIỀU KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI HIỆU QUẢ 
 
Không phải tất cả mọi vấn đề của doanh nghiệp đều cần phải được số hóa. Tâm lý tham lam, nóng vội muốn áp dụng nhiều xu hướng công nghệ cùng một lúc thường là cách nhanh nhất dẫn đến thất bại. Bạn sẽ dễ bị sa đà, không có đủ nguồn lực và thờigian để giải quyết những vấn đề cốt lõi nhất.
"ACT QUICKLY, THINK SLOWLY"
Trong thế giới công nghệ mà mọi thứ thay đổi quá gấp gáp như hiện nay. Bạn cần một cái đầu lạnh để có thể bình tĩnh tìm ra những khó khăn của công ty, thấu hiểu mô hình kinh doanh, bối cảnh cạnh tranh cũng như tâm lý người tiêu dùng trước khi cân nhắc việc áp dụng công nghệ.

 
2. CHUYỂN ĐỔI SỐ SẼ THÀNH CÔNG NGAY KHI BẠN HOÀN TẤT VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
 
Công nghệ rốt cuộc cũng chỉ là một thứ công cụ, bản thân việc áp dụng công nghệ chẳng thể đảm bảo được kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sự thành công của chuyển đổi số phải nằm ở trong tư duy, trong cách nhân viên tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ. Một công ty mà nhân viên không có tư duy số hóa, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới, thì đừng mong có một công nghệ nào có thể cứu sống được doanh nghiệp.

Chuyển đổi số không chỉ là hoạt động nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất, tạo lợi nhuận mà hơn hết, nó phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp. Và văn hóa đó, phải được xây dựng và thực hành trong một chiến lược lâu dài và kiên định.

 
3. KHÁCH HÀNG (VẪN) LÀ THƯỢNG ĐẾ
 
Lẽ tất nhiên, khách hàng vẫn luôn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp và là động lực chính trong công cuộc chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay, ngay chính khách hàng cũng không rõ mình đang thực sự muốn gì. Khi bạn coi khách hàng là trọng tâm duy nhất và sẵn sàng đáp ứng tất cả yêu cầu của họ, bạn có xu hướng đánh mất đi triết lý và bản sắc thương hiệu của mình.

Thay vì coi khách hàng là thượng đế, hãy biến họ thành một người bạn, người thân trong gia đình, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi về mặt tổ chức và văn hóa.


4. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ SÂN CHƠI RIÊNG CỦA CÁC ÔNG LỚN TRONG LÀNG CÔNG NGHỆ
 
Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với những cái tên xuất hiện dày đặc trên trên các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây: Uber và Grab thách thức ngành taxi truyền thống. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống. Spotify tái định nghĩa cách chúng ta tiếp cận âm nhạc… Những câu chuyện này đã và đang tạo ra hiểu lầm cho nhiều doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam khi cho rằng:

Chuyển đối số trước nay vẫn được coi là sân chơi chính cho các unicorn và startup công nghệ cao, trong khi chính những doanh nghiệp truyền thống mới là những trụ cột nuôi dưỡng nền kinh tế.

Các doanh nghiệp truyền thống bị giới hạn bởi sức ì do chính hệ thống, cơ chế, quy trình và bộ máy tổ chức tạo ra. Vì thế, họ dần mất đi khả năng thích ứng nhanh, khả năng linh hoạt, và tinh thần sáng tạo.
Nhưng chuyển đổi số là sân chơi công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp mà ở đó, bất kì ai đủ nhanh nhạy cũng có thể tìm được miếng bánh cho riêng mình. Nếu không linh hoạt bắt kịp với những đổi thay mang tính chiến lược, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải.



II/ 5 TRỤ CỘT CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ GIẢI MÃ CÔNG THỨC THÀNH CÔNG


Vậy làm sao để biết kế hoạch của một chiến dịch chuyển đổi số đã đủ vững chắc hay chưa?

Để trả lời được câu hỏi này, ta hãy tìm hiểu 5 trụ cột quan trọng cấu thành nên quá trình chuyển đổi số, gồm:
CHUYỂN ĐỔI SỐ
5 THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ
Văn hóa và Chiến lược số + Gắn kết Khách hàng và Thành viên + Quy trình và Cải tiến + Công nghệ + Phân tích và Quản lý dữ liệu

Một quy trình chuyển đổi số thành công phải là sự tổng hòa của cả 5 yếu tố này. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố, doanh nghiệp của bạn hẳn đang phung phí nguồn lực
 
Mô hình thực hiện Chuyển Đổi Số
Một quy trình chuyển đổi số thành công phải là sự tổng hòa của cả 5 yếu tố

 

Chi tiết các bước thực hiện quy trình chuyển đổi số được biên tập tiếp ở tin tiếp theo  ►  enlightened

Tư vấn triển khai chuyển đổi số
 

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đăng ký tư vấn Chuyển Đổi Số
Quảng cáo bên trái
Tư vấn giải pháp chuyển đổi số
Khảo sát thông tin

Những khó khăn của doanh nghiệp anh/chị khi thực hiện chuyển đổi số là gì ?

Bạn đọc quan tâm
Tư vấn giải pháp chuyển đổi số
Giải pháp số hóa theo yêu cầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi